Nhiều bạn Marketer khi phỏng vấn, luôn nói rằng em có 2 - 3 năm kinh nghiệm làm Marketing, anh cứ yên tâm, em giỏi cái này lắm. Ok, nhận em vào làm.
 |
Marketer tiếp nhận việc cần làm gì? |
Sau khi cho nhân sự mới dành hết 1, 2 ngày, thậm chí có nơi cho cả 1 tuần (vẫn tính lương) đúng đẹp luôn để ngồi nghiên cứu kỹ càng về công ty, về khách hàng, và đọc hết hồ sơ thông tin công ty cung cấp, xem những feedback khách hàng (khen có, chê có), xem qua tư liệu các hoạt động công ty đã làm, các giao dịch đã làm khách hàng, những chiến dịch truyền thông cũ, cũng như đã bàn giao đầy đủ các kênh thuộc sở hữu công ty. Có công ty pro, cung cấp cả Brief về khách hàng đang phục vu cho Marketer nắm luôn. Thì:
Người sếp luôn kỳ vọng nếu là 1 nhân viên giỏi thực sự:
- Biết chủ động rà soát lại về insight khách hàng, cái nào công ty làm tốt, cái nào chưa khai thác. Vẽ lại hành trình khách hàng rõ ràng hơn.
- Phân tích lại từng key point về các điểm chạm tiếp xúc khách hàng, điểm chạm nào tốt, cái nào chưa.
- Owned Media: các kênh truyền thông là web, fanpage, instagram, youtube, tình hình kênh thế nào, hướng phát triển sắp tới ra sao, cần chi bao nhiêu để phát triển nó, 3 tháng tới sẽ đạt mức tăng trưởng thế nào. Tỷ lệ chuyển đổi bình quân trên các kênh đó? Traffic từ các kênh đó đổ về từ đâu, giải pháp cụ thể từng kênh owned media.
- Digital Ads Perfomance: chi phí chạy ads cho paid media hiện tại hiệu quả không, cần tối ưu lại thế nào, có sắp xếp lại ngân sách ở các kênh paid không? kênh nào cần giảm, kênh nào cần tăng, có cần book thêm kênh mới, ngân sách nhiêu trên tổng ngân sách? Tối ưu xong dự kiến sẽ tăng thêm doanh thu?
- Channel Distribution (nếu kd sx): thị trường nào chưa mở kênh, nơi đó có bao nhiêu cửa hàng mình có thể phân phối vào, các channel hiện tại, kênh nào hiệu quả nhất, kế hoạch tiếp thị cho kênh ra sao, push nhãn hàng nào mạnh sắp tới
- Branding: Tỷ lệ hiện diện digital, trên google với từ khóa, đối thủ đang làm gì trên google, trên digital, hướng đề xuất
- Product: combo, new concept, nhãn hàng nào sp thích thú, nhãn hàng nào bán chạy nhất, đặc tính (feature) sp mà khách thích nhất, USP SP
- Price: upsales, downsales, phễu,...
- Promotion: phân tích các hoạt động salesoff từng làm, cái nào đạt, chưa đạt, đề xuất, khai thác những thông tin Pr báo chí đã có thế nào, cần thêm những nội dung Pr gì cho công ty,...
- Đội ngũ: anh em trong team mar đang làm vai trò gì, công việc gì, họ đã làm những gì cho công ty? công ty có đang outsource freelancer, agency nào không, làm việc gì? kết quả mang về? Cách cải thiện hiệu quả?
và nhiều nhận định khác.
Chí ít dù là làm cho 1 công ty nhỏ với vai trò marketer executive, đa nhiệm, hay là làm 1 công ty lớn, ở 1 team cụ thể, như team brand, team digital, team trade thì cũng phải có khả năng phân tích và đưa ra nhận định, định hướng, đề xuất công việc, vì tổ chức nào cũng cần người giỏi vào giúp tổ chức họ đi lên
----
Nhưng thực tế, thường sau khi đọc hết brief, tìm hiểu kỹ về công ty, về đối thủ, cả về khách hàng, dò la đối thủ các kiểu, đọc báo cáo analytics công ty cấp, fanpage insight, tra cứu từ khóa... và được cấp cả ngân sách mar, sau khi mất vài ngày đến cả tuần ở công ty (chỉ tìm hiểu, nghỉ trưa, tìm hiểu)
thì câu phản hồi mà người chủ nhận được từ bạn marketer sau đó là: "Giờ em phải làm gì sắp tới hả anh, bắt đầu từ đâu anh??????"
Xây đội ngũ đã khó, tạo thói quen biết tự lên to do list cho nhân viên càng khó hơn, và tạo được rồi mà đôi khi chính người chủ cũng phải có kiến thức thì mới theo dõi và kiểm soát to do list nhân viên có hiệu quả. Không thì cũng công dã tràn, thế mới nói làm chủ không hề đơn giản.
- Hùng Nanado -
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét